Sunday 30 September 2012

[why] Vũ trụ có tự bao giờ


Vũ trụ. một khoảng tối chân không mênh mông với vô số thiên hà và chi chít tinh tú
Bài viết này không hy vọng thay thế các sách báo khoa học hàn lâm. Mong muốn của người soạn chỉ là những lời giới thiệu thật dễ hiểu nhưng không mất tính khoa học về những gì trong cuộc sống xung quanh mà không quá sa đà vào các các định lý, phương trình phức tạp dễ làm nản lòng người đọc.
Vũ trụ là gì?
Với sách báo kiến thức phổ thông, cùng với các tác phẩm khoa học viễn tưởng ngày nay không khó cho ta mường tượng một khái niệm cơ bản về vũ trụ: Đó là khoảng tối chân không mênh mông bên ngoài trái đất, nơi mà ta vẫn hay ngước nhìn mỗi khi ngắm bầu trời đầy sao ban đêm.
Vũ trụ, có tự bao giờ ?
Thuyết vũ trụ hiện nay được đa số công nhận là thuyết big bang (đại bùng nổ). Theo thuyết này thì tất cả vật chất hiện nay đang phân bố trong vũ trụ (universe), với hàng triệu thiên hà (Galaxy), được tạo thành do sự nổ tung từ 1 điểm (Dị điểm, điểm kỳ dị= Singularity) cách đây khoảng 13,7 tỷ năm (có tài liệu là 15-20 tỷ năm.. con số nào đúng đây? OK. mọi chuyện chỉ là lý thuyết). Điều đáng kinh ngạc là cả thế giới vũ trụ vô cùng tận này đã từng là 1 điểm trong quá khứ đấy!
 
Căn cứ vào đâu để "biết" vũ trụ xuất phát từ 1 điểm?

Rất đơn giản, vì các nhà khoa học phát hiện ra các thiên hà trong vũ trụ đang dịch chuyển theo hướng rời xa nhau → Vậy là vũ trụ đang giãn nở. Điều này có nghĩa là chúng đã từng ở rất gần nhau trong quá khứ → Chúng cùng bắt đầu từ 1 điểm. Năm 1929, Edwin Hubble, khi đo khoảng cách các tinh vân hình xoáy ốc (thiên hà) bằng các ngôi sao Cepheid. đã phát hiện ra các thiên hà đang rời ra xa nhau theo tất cả các hướng với vận tốc tỷ lệ với khoảng cách giữa chúng. Sự giãn nở này được gọi là định luật Hubble. Vậy là vũ trụ không tĩnh tại.
 
Các nhà khoa học phát hiện các thiên hà đang dịch chuyển như thế nào?
Làm sao phát hiện sự dịch chuyển khi mà mỗi một chuyển động trong vũ trụ tính bằng hàng ngàn năm ánh sáng? Bắt đầu từ đây chúng ta sẽ đi sâu 1 tí vào phần nghiên cứu khoa học mà từ đó phát hiện ra sự dịch chuyển "vô cùng nhỏ" của các thiên hà. (1 tí thôi)
Năm 1929, Edwin Hubble đã ghi nhận được một hiện tượng kỳ lạ các thiên hà càng ngày càng di chuyển ra xa chúng ta, dựa trên sự chuyển sắc quang phổ (spectrum) của chúng theo thời gian (theo 7 màu của cầu vồng). Hiệu ứng các quan phổ chuyển sang phía đỏ (redshift) được khoa học gọi là Hiệu Ứng Doppler (Doppler Effect). Vậy là sự dịch chuyển được phát hiện nhờ vào quang phổ.

Chân không: Một khoảng không trống rỗng, không có gì cả, kể cả không khí. Thiên hà: Ngoài giải Ngân Hà ra còn cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong vũ trụ. Mỗi Thiên Hà đều chứa ít nhất cả tỷ ngôi sao, tương tự như giải Ngân Hà. Trong vũ trụ, giải Ngân Hà có dạng của một cái đĩa, rộng khoảng 100000 (một trăm ngàn) năm ánh sáng, và Thái Dương Hệ của chúng ta ở cách tâm của giải Ngân Hà khoảng 30000 (ba mươi ngàn) năm ánh sáng. (GS.Trần Chung Ngọc)
 Năm ánh sáng: Trong vũ trụ học, vì phải kể đến những khoảng cách vô cùng lớn nên người ta thường dùng đơn vị đo chiều dài là 1 năm ánh sáng, hoặc đơn vị parsec bằng hơn ba năm ánh sáng một chút (3.2616). Do
  • Vận tốc ánh sáng khoảng 300000 km/s (chính xác là 299 792 458 m/s).
  • Một năm = 60 giây x 60 phút x 24 giờ x 365 ngày.
Do đó một năm ánh sáng khoảng 9460800000000 (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu) km, gần 6000000000000 (6 ngàn tỷ) Miles. Khiếp! (GS.Trần Chung Ngọc)

No comments:

Post a Comment