Một ngày nào đó bổng dưng bạn muốn tập vẽ, thì đây là bước đầu tiên cho bạn thực hiện ý định đó. Với tôi không có gì thoải mái và nhẹ nhàng hơn những lúc tôi ngồi tôi tô vẽ vẽ.. dù là giữa một quán caphe đông người…
DỤNG CỤ
Viết chì
- Độ đậm: 2B, 3B, 4B, 6B tùy theo nhu cầu, nhưng thông dụng nhất để đi nét là 2B, còn đánh bóng thì 3B, 6B
- Chuẩn bị: Viết chì được chuốt thật nhọn, đầu chuốt khoảng 3cm, phần đầu chì khoảng 1 cm. Với kiểu chuốt này người vẽ có thể kẻ nét dầy mỏng hay tô bóng tùy ý
- Hỗ trợ thêm:
- Cán nối viết: Dùng để gắn viết chì để đảm bảo độ dài khi tô bóng hình, nhất là khi viết chì đã xài ngắn đi nhiều
- Dao chuốt viết chì: để chì luôn luôn nhọn
- Nắp đậy bảo vệ đầu chì nhọn
- Cách dùng:
- Phát nét: tất cả các đường, kể cả các cung tròn, đều được phát bằng những đường nét kỹ hà
- Đánh bóng: nghiêng chì và đánh bóng bằng cách lắc cổ tay.
Gôm: Mua loại gôm mềm để tẩy không rách giấy
Giấy vẽ : giấy việt trì, khổ A0
- Kích thước nhỏ: khổ A4, A5 để ký họa thực tế
- Kích thước lớn ( 50 x 70cm ): Vẽ chân dung, toàn thân
- Hỗ trợ thêm: Ống đựng giấy chứa giấy và bài vẽ để cơ động, di chuyển
Bảng vẽ: Có kẹp để kê, giữ cố định giấy vẽ
- Bảng vẽ nhỏ: kê giấy khổ A3, A4 để vẽ thực địa
- Bảng vẽ lớn ( > 50 x 70cm ): Để kê trên giá vẽ trong các buổi vẽ chì, vẽ than, màu nước hay phấn tiên (vẽ màu dầu, acrylic đã có bố)
Giá vẽ:
Có rất nhiều loại giá vẽ
- Giá bằng gỗ hoặc bằng kim loại,
- Giá nhỏ để trên bàn hay giá lớn có thể đứng từ mặt đất
- Giá đơn giản chỉ để vẽ hoặc giá vẽ tích hợp hộp đựng màu, dụng cụ và giấy dành cho việc đi vẽ ngoài trời
Dù ở dạng gì công dụng của nó cũng là giữ bảng vẽ ở vị trí ngang tầm mắt người vẽ và hướng người vẽ vào bảng vẽ phải lệch 1 góc tương đối (khoảng 15o) so với hướng người vẽ đến mẫu.
Que đo (căm xe đạp):
- Mô tả: Là 1 que dẹt màu sáng, bề ngang khoảng 1/2 cm, dài độ 25-30cm.. Mình thích dùng que nhôm chế từ móc áo, các cửa hàng bán que đo là cây căm xe đạp hơi khó đo 1 chút
- Công dụng: Nhắm, đo mẫu để giữ hình vẽ theo đúng tỷ lệ
Dây dọi (Rất hay dùng trong xây dựng, kiến trúc)
- Mô tả: là 1 sợi dây mềm cột vật nặng 1 đầu, tạo nên 1 đường thẳng chuẩn theo phương đứng
- Công dụng: so các điểm trên cùng 1 trục đứng, tránh tình trạng đổ, lệch hình khi vẽ phát, dựng hình.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị
- Dùng băng keo giấy dán giấy vào bảng vẽ
- Kê, cố định bảng vào giá vẽ
Dựng giá vẽ sao cho:
- Bảng vẽ và mẫu cùng 1 hướng nhìn để thuận tiện so sánh khi đo đạc, gióng cạnh nghiêng.
- Bảng vẽ nằm ngang tầm mắt
Đi nét
- Cầm đứng viết chì
- Vẽ thẳng 1 đường từ điểm đầu đến điểm cuối, nếu sai kẻ lại. KHÔNG KẺ VỤN NÉT (kẻ ngắt quản nhiều đường nhỏ nối tiếp)
Tô bóng
- Ngã chì
- Tô bóng 45o, không xoay giấy
- Tô bóng mất nét vẽ: đánh bóng qua nét, rồi dùng gôm xóa (hơi hao gôm đó !)
- Tô bóng lớp 1 các đường song song 45o, lớp 2 lệch đi 1 chút (~48o) KHÔNG TÔ BÓNG VUÔNG GÓC VỚI LỚP TRƯỚC
Gôm mềm (tẩy)
- Dùng dao bén cắt chéo gôm thành 2 phần tạo mũi nhọn để tẩy các nét nhỏ
Que đo
Cách đo: Dùng tay thuận giữ que đo theo chiều thẳng đứng, ngón cái và ngón út nằm trong, 3 ngón giữa nằm ngoài. Khi đo thẳng cánh tay, nhắm 1 bên mắt lấy 1 độ dài trên mẫu làm chuẩn bằng khoảng cách đầu que và ngón cái như sau: so sánh chiều dài các cạnh khác so với cạnh chuẩn: Nếu nhỏ hơn – xem bằng bao nhiêu phần (ví dụ: nhỏ bằng nửa…1/4) Nếu lớn hơn dịch tiếp đoạn chuẩn trên que đo để xác định phần lớn hơn là bao nhiêu (ví dụ: lớn hơn 2,25 lần đoạn chuẩn là 2 + 1/4)
Dây dọi
- Xác định các điểm thẳng hàng theo trục đứng, để so chiều thẳng đứng mẫu, tránh tình trạng đổ hình khi vẽ
MỘT SỐ CỬA HÀNG BÁN DỤNG CỤ VẼ
Đối diện trường Đại Học Kinh Tế (Đường Nguyễn Đình Chiểu)
Trường Đại Học Mỹ Thuật (Đường Phan Đăng Lưu)
Hội Mỹ thuật (Đường Pastuer)
Trường Đại Học Mỹ Thuật (Đường Phan Đăng Lưu)
Hội Mỹ thuật (Đường Pastuer)
No comments:
Post a Comment