Bạn đã chán lang thang trong vũ trụ với những khoảng tối mêng mông vô cùng tận chưa? nơi mà chỉ có sao băng và những thiên thạch di chuyển mãi không ngừng?. Vậy hãy cùng tôi về lại trái đất thân yêu của chúng ta, nơi mà nhân loại sinh ra, tiến hoá và vẫn đang phát triễn. Có thể vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về nó đó.
Tên: Trái đất (earth), địa cầu (globe)
Đặc điểm: là hành tinh duy nhất có sự sống tính đến ngày nay
Vị trí: Là hành tinh thứ 3 trong thái dương hệ (tính từ mặt trời)
Đặc điểm: là hành tinh duy nhất có sự sống tính đến ngày nay
Vị trí: Là hành tinh thứ 3 trong thái dương hệ (tính từ mặt trời)
Chuyển động quanh mặt trời theo 1 quỹ đạo hình bầu dục mất một thời gian bằng 365,26 lần xoay quanh chính nó (1 ngày và 1 đêm). Thời gian 1 vòng trái đất di chuyển quanh mặt trời được gọi là một năm thiên văn là 365,26 ngày trong dương lịch.
Trục xoay của Trái Đất lệch một góc 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến
Khối lượng: 5,9736×1024 kg
Chu vi trung bình: 40.041,47 km
bán kính trung bình: 6.371,0 km
Diện tích bề mặt: 510.072.000 km² = 148.940.000 km² đất liền (29,2 %) + 361.132.000 km² nước (70,8 %)
Chu vi trung bình: 40.041,47 km
bán kính trung bình: 6.371,0 km
Diện tích bề mặt: 510.072.000 km² = 148.940.000 km² đất liền (29,2 %) + 361.132.000 km² nước (70,8 %)
Cấu tạo và thành phần
Cấu tạo trái đất có thể chia thành 2 phần:
- Phần khí quyển (Atmosphere): là lớp không khí trên bề mặt trái đất, nơi quyết định phần lớn sự sống bao gồm hô hấp, nhiệt độ và ngăn cản các tia cực tím độc hại.
- Phần cấu tạo bên trong bao gồm đất đá và nước của các đại dương, là tấm nền cho mọi sinh vật sinh sống và tiến hoá.
Khí quyển (Atmosphere )
Lớp hổn hợp chất khí bao bọc trái đất được giữ lại bởi lực hấp dẫn, bao gồm (theo thể tích)
- Nitơ 78,084%
- Ôxy 20,946%
- Agon 0,9340%
- CO2 0,035%
- các chất khí khác như Neon, Heli, CH4, Krypton, H2
- Không khí ẩm thường khoảng 1%
Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ có mật độ không khí giảm dần theo độ cao, có tác dụng bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm.
1. Troposphere (Tầng đối lưu): khoảng 7-17 km tính từ bề mặt trái đất (tuỳ theo vĩ độ và thời tiết). Trong tầng này không khí chuyển động rất mạnh theo chiều đứng và chiều ngang làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý tạo nên các hiện tượng như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,… đều diễn ra ở đây.
2. Stratosphere (Tầng bình lưu): là 1 lớp dầy khoảng 50 km nằm trên tầng đối lưu. Tầng này không khí rất loãng, nước và bụi rất ít nên không khí chuyển động chủ yếu theo chiều ngang rất ổn định.
Trong tầng này ta có một lớp ôzôn O3 (ozone layer) có chức năng lọc các tia cực tím trong ánh sáng Mặt trời – loại tia rất có hại cho con người và động thực vật
3. Mesosphere (Tầng trung lưu): từ khoảng 50 km đến 80-85 km. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.
4. thermosphere (ionoshere) -Tầng điện li): từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Gọi là tần điện li vì Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó từ mặt đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi khác trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2… chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-…và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.
5. Thượng tầng khí quyển (Tầng thoát li): Dầy khoảng 1.000 km đến 10.000 km, là vùng chuyển tiếp giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Không khí ở đây rất loãng và nhiệt độ lại rất cao (có thể lên đến 2.500 °C) làm một số phân tử và nguyên tử chuyển động nhanh bức ra khỏi sức hút Trái đất tan vào vũ trụ.
Bề mặt trái đất
Bao gồm 70% là đại dương và 30% các lục địa. nếu lấy mực nước biển làm chuẩn thì ta có
- Đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh Everest cao 8,850 m cách mực nước biển (biên giới Nepal và tây tạng)
- Vực sâu nhất đại dương là rảnh Mariana sâu 10,971 m dưới mực nước biển (tây bắc thái bình dương, ngoài khơi philippin)
Cấu tạo
Phần bên trong của Trái Đất, giống như các hành tinh đất đá khác, chia thành nhiều lớp dựa trên các đặc tính hóa, lý.
Trái đất không tĩnh lặng
Lớp ngoài của vỏ Trái Đất là một phủ cứng, lạnh được gọi là thạch quyển (Lithosphere) bao gồm bảy mảng kiến tạo (plate) riêng biệt nằm trên một lớp quyển mềm (Asthenosphere). Các mảng này, trong quá trình di chuyển, gây ra các trận động đất, núi lửa và hình thành nên dãy núi, rãnh nứt đáy đại dương.
Dưới thạch quyển là quyển mềm (Asthenosphere) do nó được cấu tạo bởi lớp đá “mềm” có thể chảy, di chuyển cùng các mảng kiến tạo. Chuyển động của chúng gắn chặt với các kiểu đối lưu bên trong lớp phủ Trái Đất.
Dưới quyển mềm là lớp phủ có bề dày khoảng 2.900 km và là nơi có độ nhớt cao nhất. Những sự thay đổi quan trọng trong cấu trúc tinh thể bên trong lớp phủ xuất hiện tại độ sâu 410 và 660 km dưới mặt đất, trải qua một lớp chuyển tiếp ngăn cách lớp phủ trên và dưới.
Ở dưới lớp phủ, là phần nhân (lõi)
- Lõi ngoài (Outer core) có dạng chất lỏng mềm.
- Lõi trong (Inner core) thể rắn, có vận tốc góc quay cao hơn phần còn lại của hành tinh khoảng 0,1- 0,5° mỗi năm.
Nhiệt độ ở tâm trái đất có thể lên đến 7,000 K và áp suất đạt tới 360 GPa hầu hết do bởi các phản ứng phân hạch
No comments:
Post a Comment